Nước mía cực tốt cho sức khỏe nhưng những ai nên hạn chế uống?

Minh Hương

Nước mía có chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan, có tính kiềm. Dù vậy, không phải ai cũng có thể uống nước mía thường xuyên.

Lợi ích khi uống nước mía

Chống lão hóa: Thông tin trên Lao Động, nước mía tốt cho làn da của bạn và cũng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Nó là một chất chống oxy hóa rất giàu flavonoid và các hợp chất phenolic. Tất cả những chất này có thể giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh.

Có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư: Nước mía chứa đầy chất xơ, protein, vitamin A, B, C và chất chống oxy hóa, nước mía là nguồn năng lượng dồi dào. Nó hỗ trợ giải phóng glucose để cơ thể lấy lại lượng đường đã mất. Đặc biệt trong nước mía còn chứa flavones được cho là ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu cho rằng nước mía thậm chí có thể hạn chế sự lây lan của ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Phòng bệnh sỏi thận: Nước mía dưỡng ẩm cơ thể rất tốt, nó là một phương thuốc nhằm ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận. Đây là những bệnh thường hình thành do mất nước. Uống nước mía liên tục có thể ngăn ngừa việc này. Hơn nữa, nước mía là một trong những thức uống tốt nhất để loại bỏ sỏi thận.

Giữ nước hiệu quả: Khi cổ họng bạn khô do nhiệt và bạn đổ mồ hôi đầm đìa, uống nước mía có tác dụng kỳ diệu cho bạn. Khi bạn bị mất nhiều nước trong mùa hè, nó giúp cơ thể bạn giữ nước hiệu quả. Vì thế, hãy uống một ly nước mía mỗi ngày trong mùa hè để giữ nước cho cơ thể.

Phục hồi sức khỏe nhanh chóng: Một lợi ích sức khỏe quan trọng khác của nước mía là giàu các loại carbohydrates, protein, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác làm cho nó trở thành thức uống bổ sung năng lượng lý tưởng. Đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực, một ly nước ép mía lạnh thực sự giúp bạn hồi phục sức khỏe của mình và các năng lượng cần thiết cho cơ thể. Nó tích tụ nước trong cơ thể và huyết tương, giúp chống khô kiệt và mệt mỏi.

Giải độc gan tốt: Hàm lượng các chất chống ô-xy hóa trong nước mía giúp đánh bại các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng còn bảo vệ gan khỏi bị viêm và góp phần kiểm soát mức sắc tố da cam. Hỗ trợ tiêu hóa: Sự hiện diện của kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày và được xem như một loại thuốc chữa trị táo bón hiệu nghiệm. Nước mía có thể phòng ngừa sâu răng và hạn chế hôi miệng.

Giảm cholesterol xấu và giảm cân: Thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể làm tăng mức cholesterol. Một lượng lớn cholesterol xấu gây ra béo phì hoặc tăng cân không lành mạnh và cũng có thể làm giảm cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Nước mía không chứa cholesterol và thậm chí có thể chống lại cholesterol xấu có trong máu. Điều này có thể khiến bạn giảm cân dễ dàng.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Thường xuyên uống nước mía giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đang suy yếu, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Trong nước chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C nên nó giúp chống lại các rối loạn tiêu hóa, bệnh gan và nhiễm trùng đường hô hấp. Đồng thời, nó cũng làm giảm viêm.

Tốt cho xương: Theo Thanh Niên, nước mía chứa nhiều khoáng chất bao gồm canxi, magiê, phốt pho, sắt và kali đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố xương. Uống nước mía giúp giảm nguy cơ loãng xương, vì vậy các bác sĩ khuyên bạn nên uống một ly nước mía hàng ngày để giữ cho xương chắc khỏe hơn khi bạn lớn tuổi.

nuoc-mia-cuc-tot-nhung-nhom-nguoi-nay-khong-uong-du-chi-mot-coc-1684221585.jpegUống nước mía tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Những ai không nên uống nước mía

Người béo phì: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh "phản tác dụng".

Phụ nữ mang thai không nên uống nhiều: Nước mía có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Những người bị tiểu đường: Không uống khi muốn giảm cân Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.