Đồng Tháp đặt mục tiêu tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.600 tỷ đồng năm 2023

Khánh Linh

Trong năm 2023, Đồng Tháp phấn đấu thu hút 3,6 triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm; tổng doanh thu du lịch đạt 1.600 tỷ đồng.

Đặt mục tiêu phát triển du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, năm 2022, thực hiện chương trình du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tỉnh đón 3,4 triệu lượt khách du lịch, bằng 113,33% kế hoạch. Tổng thu từ du lịch đạt 1.500 tỷ đồng, bằng 150% kế hoạch, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Kết quả trên có được nhờ tỉnh tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, nổi bật là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, Lễ kỷ niệm 30 năm Khu di tích Xẻo Quít được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022...

Riêng trong 3 ngày diễn ra Lễ hội sen Đồng Tháp, tỉnh thu hút trên 100.000 lượt du khách, doanh thu ước trên 60 tỷ đồng.

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá đây là kết quả của việc tỉnh tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, nổi bật là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, Lễ kỷ niệm 30 năm Khu di tích Xẻo Quít được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022...

Riêng trong 3 ngày diễn ra Lễ hội sen Đồng Tháp, tỉnh thu hút trên 100.000 lượt du khách, doanh thu ước trên 60 tỷ đồng.

dong-thap-dat-muc-tieu-tong-doanh-thu-tu-du-lich-dat-1600-ty-dong-2-1674036488.jpeg

Du lịch Đồng Tháp đang phát triển. Ảnh: Kinh Tế & Đô Thị.

Và những bước chuyển mình mạnh mẽ

Theo TTXVN, tỉnh đã phát triển 3 điểm du lịch cộng đồng đạt chuẩn là homesaty Hoàng Anh Tam Nông, Vườn nho Ba Tuấn và khai trương Làng du lịch cộng đồng tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh.

Tỉnh cũng xây dựng được 3 tour du lịch trải nghiệm là tour dỡ chà đãi bạn ở thành phố Cao Lãnh, tour trải nghiệm nông nghiệp huyện Cao Lãnh và tour trải nghiệm làng nghề dệt chiếu, chợ chiếu Định Yên.

Trong năm 2022, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đồng Tháp đã phát triển được 2 điểm du lịch đạt chuẩn cấp tỉnh là du lịch Việt MeKong Farmstay và du lịch sinh thái Sunny.

Đặc biệt tỉnh có 4 điểm du lịch được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 gồm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Khu di tích Xẻo Quít, Khu du lịch Văn hóa Phương Nam và Khu du lịch Tràm Chim.

Để các hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi, Đồng Tháp ưu tiên phân bổ vắc-xin phòng Covid-19 cho ngành du lịch; đồng thời ban hành hướng dẫn tạm thời các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch áp dụng trong lĩnh vực du lịch. Việc thực hiện chủ trương của tỉnh về mở cửa, đón du khách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có sự chuẩn bị chu đáo.

Năm 2023, Đồng Tháp phấn đấu thu hút 3,6 triệu lượt khách đến tham quan, trải nghiệm; tổng doanh thu du lịch đạt 1.600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2022, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng trưởng 9,11%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây (2012 - 2022), quy mô kinh tế lần đầu tiên đạt mốc 100.172 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 62,6 triệu đồng (tương đương 2.675 USD). Tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm 2022 xếp thứ 5 trong nhóm các tỉnh tăng trưởng cao của vùng ĐBSCL, theo Kinh Tế & Đô Thị.

Năm 2023 Đồng Tháp đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 7,5%. Cụ thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tỉnh có 22 chỉ tiêu chủ yếu, bao gồm: 6 chỉ tiêu về kinh tế, 12 chỉ tiêu về văn hoá - xã hội và 4 chỉ tiêu về môi trường. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP tăng 7,5%; GRDP/người đạt 68,83 triệu đồng; giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 1.535 triệu USD; giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 ...

Các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh trình bày các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2023 đối với một số lĩnh vực trọng tâm: Nông nghiệp, Công Thương, Xây dựng, Lao động, Du lịch.